Cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian

Nghiến răng là tình trạng mà bộ răng trên và dưới cọ sát vào nhau một cách nhất quán. Nghiến răng là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến gần một phần ba người ở mọi lứa tuổi từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Trẻ em thường trải qua giai đoạn nghiến răng tạm thời do sự phát triển nhanh chóng của răng và hàm, với 20-30% nghiến răng vào ban đêm khi ngủ nhưng chúng có xu hướng hết nghiến răng khi đến tuổi vị thành niên. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây khó chịu đến người thân xung quanh ta. Chính vì thế mà đã rất nhiều những cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian đang được vận dụng đến ngày nay. Liệu những mẹo dân gian này có khắc phục triệt để được hiện tượng nghiến răng không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Làm thế nào để tôi biết tôi đang bị tình trạng nghiến răng?

Trừ khi được những người xung quanh quan sát và thông báo vào ban đêm, không nhiều người biết được họ nghiến răng cho đến khi cảm thấy đau hoặc khó chịu. Cho dù bạn nghiến răng vào ban ngày hay ban đêm, điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này trước khi nó xấu đi và phát triển các biến chứng.

Một nghiên cứu cho thấy 70,3% số người cho biết răng bị mòn, trong khi 44,5% cho rằng đau cơ nhai trong số các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng. Khi nghiến răng ảnh hưởng đến xương mặt, cơ và dây thần kinh, đặc biệt là răng và vùng nướu, áp lực quá mức trong thời gian dài sẽ khiến các dây thần kinh bị kích thích và sau đó là các triệu chứng đau hoặc ê buốt răng tăng lên.

Việc mài cũng làm mòn men răng và khiến răng bị bong, gãy hoặc sứt mẻ trong quá trình này. Cơ hàm, cổ và cơ mặt cũng sẽ cảm thấy cứng và đau suốt cả ngày, dẫn đến đau đầu âm ỉ bắt đầu ở thái dương khi nhai.

Các triệu chứng khác có thể là gián đoạn giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của một người, vì tình trạng này khiến bạn khó ngủ hoặc hoạt động bình thường.

Nguyên nhân của tình trạng nghiến răng khi ngủ

Có nhiều lý do khiến chúng ta nghiến răng, về mặt sinh học và thần kinh, và các tình trạng có thể xuất phát từ nhiều hơn một trong những lý do này.

  • Những người có răng mọc lệch lạc hoặc vị trí xương hàm không bình thường rất dễ bị nghiến răng. 
  • Sức khỏe tinh thần cũng là một lý do – đặc biệt là những người dễ mắc bệnh hoặc đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Mức độ căng thẳng tích tụ trong một thời gian ảnh hưởng đến khả năng ngủ và thư giãn của bạn, sau đó dẫn đến cường độ nghiến răng. 
  • Những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống quá nhiều rượu và cafein cũng góp phần gây ra chứng nghiến răng.
  • Ở trẻ em, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 62,5% mắc bệnh nghiến răng cũng có các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, rối loạn đường thở và nhiễm trùng đường hô hấp. Người ta cũng cho rằng một số trẻ nghiến răng như một phản ứng tự nhiên đối với cơn đau, đặc biệt là khi chúng đang mọc răng, hoặc thậm chí là dấu hiệu của sự hiếu động hoặc hiếu chiến.

Mặc dù tật nghiến răng là một thói quen rối loạn chức năng mà người ta không kiểm soát được, nhưng có nhiều lựa chọn điều trị để chữa nghiến răng mà không cần đến các thủ thuật thẩm mỹ, tùy thuộc vào mức độ và cường độ của tình trạng này.

Trẻ em thích nghi và học hỏi nhanh chóng khi còn nhỏ, vì vậy điều quan trọng là phải hướng dẫn và hình thành cho chúng những thói quen tốt về răng miệng ngay từ sớm.

Mẹo dân gian chữa nghiến răng có thực sự hiệu quả?

Hầu hết các cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian được truyền tai nhau đều mang tính chất trấn an tinh thần của người bệnh. Bởi vì hiệu quả thực sự của những mẹo dân gian này vẫn chưa được khoa học kiểm nghiệm một cách rõ ràng và có căn cứ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp người bệnh áp dụng cách mẹo này và khỏi hoàn toàn chứng nghiến răng khi ngủ. Cho nên, đối với mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng người khác nhau, và mỗi người cũng không nên bị phụ thuộc quá vào những cách này.

Cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian

Chữa nghiến răng bằng đậu đen hầm muối

Đây là mẹo dân gian vô cùng tốt cho việc điều trị nghiến răng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Bởi vì trong đậu đen chứa nhiều vitamin, lipid, axit amin và muối khoáng có lợi cho cơ thể. Nó có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, thanh nhiệt và dễ ngủ hiệu quả.

Là một nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm, bạn chỉ cần mua về và ngâm rửa sạch, sau đó mang đi ninh nhừ với nước. Sau khi đậu chín, bạn có thể thêm muối và đường sao cho vừa ăn.

Ăn món này thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng nghiến răng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đậu đen hầm muối - cách chữa nghiến răng được sử dụng phổ biến nhất
Đậu đen hầm muối – cách chữa nghiến răng được sử dụng phổ biến nhất

Chữa nghiến răng bằng pín lợn

Từ ngày xưa đến nay, dân gian ta đã truyền tai nhau về việc ăn pín lợn (bộ phận sinh dục của con lợn đực) sẽ có thể chữa khỏi bệnh nghiến răng. Pín lợn khi mua được sơ chế sạch sẽ có thể mang đi hấp cách thủy hoặc nướng với than có tẩm ướp gia vị vừa ăn rồi ăn với cơm. Sử dụng trong khoảng 10 ngày có thể khỏi hoàn toàn bệnh nghiến răng. Pín lợn không chỉ được biết đến để điều trị nghiến răng mà còn giúp cải thiện vấn đề sinh lý ở phái mạnh. Nên đây có thể coi là bí quyết cho nhiều đấng mày râu.

Chữa nghiến răng nhờ ăn pín lợn
Chữa nghiến răng nhờ ăn pín lợn

Chữa nghiến răng bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân của nghiến răng là do uất nhiệt ở can kinh gây ra. Cần điều trị chứng này bằng phương pháp thanh nhiệt lợi thấp. Với phương pháp này, thầy thuốc sẽ áp dụng châm cứu một số huyệt như Hạ Quan, Thính Nội, Giáp Xa, và Hành Gia. Đồng thời người bệnh sẽ được kê đơn thuốc nam dùng trong một khoảng thời gian nhất định, các vị trong thuốc Nam có thể bao gồm: sinh khương, sinh địa, bạch truật, bạch linh, bạch thược, sài hồ, quy đầu, bạc hà, hoàng cần, trần bì, trích thảo, mộc thông, trạch tả và long đơm thảo.

Thuốc Đông y chữa nghiến răng
Thuốc Đông y chữa nghiến răng

Chữa nghiến răng bằng tinh dầu oải hương

Với mùi hương nồng nàn quyến rũ nhưng lại khiến hệ thần kinh được thư giãn tốt, tinh dầu oải hương cũng chính là một trong những mẹo chữa nghiến răng được nhiều người áp dụng. 

Khi tinh dầu lan tỏa và tiếp xúc với đường hô hấp, các hiện tượng co cứng khi ngủ sẽ không còn xảy ra hoặc có thể sẽ biến mất sau một vài ngày sử dụng tinh dầu này.

Mỗi tối, trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần xịt tinh dầu oải hương lên gối, hoặc chăn. Nó sẽ khiến cơ mặt cũng như các hệ cơ quan khác trên cơ thể cảm nhận được sự thoải mái và thư giãn nhất. Lúc này bạn sẽ ngủ ngon hơn và chứng nghiến răng cũng từ từ biến mất.

Tinh dầu oải hương - giúp thư giãn cơ mặt khi ngủ
Tinh dầu oải hương – giúp thư giãn cơ mặt khi ngủ

Chữa nghiến răng bằng gối tàm sa

Tàm sa hay còn được gọi là tám mễ, đây chính là phân của con tằm. Phân này khi được phơi khô và sắc cùng với một số vị thuốc Đông y khác sẽ có tác dụng chữa các bệnh về phong  thấp, đau lưng, mỏi gối, khớp đau, chân lạnh và sưng. Ngoài công dụng trên, nó còn được sử dụng như ruột gối để chữa tình trạng nghiến răng. Cho người bệnh nằm lên ruột gối tàm sa, tình trạng nghiến răng sẽ giảm một cách đáng kể.

Thế nhưng, ruột gối này chỉ có hạn sử dụng trong một thời gian nhất định. Vì thế người bệnh cần thường xuyên thay ruột gối để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Có thể mang gối đi mọi nơi bạn muốn để hạn chế bệnh nghiến răng.

Thay ruột gối tàm sa thường xuyên để hạn chế tình trạng nghiến răng
Thay ruột gối tàm sa thường xuyên để hạn chế tình trạng nghiến răng

Chữa nghiến răng bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ

Vì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không lành mạnh cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên nghiến răng. Chính vì thế, bạn cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Xây dựng  thực đơn khoa học, thêm rau xanh, hoa quả vào mỗi bữa ăn hàng ngày. Không nên lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, nước có gas,…Đồng thời bổ sung thêm canxi vào trước 16h30 mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần duy trì thói quen này lâu dài, để thấy được hiệu quả thay đổi của nó.
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Điều quan trọng là phải có một nghi thức đi ngủ thích hợp để tránh bất kỳ nguồn kích thích giác quan nào trước khi ngủ chẳng hạn như tivi, máy tính và điện thoại. Tắm nước ấm cũng giúp cơ thể giảm căng thẳng. Các cách bổ sung để giúp thư giãn cơ thể và tâm trí là thực hành các bài tập thở sâu hoặc thiền định và bật nhạc nhẹ nhàng. Đối với một số người, tiếng mưa tạo nên một môi trường hoàn toàn yên tĩnh, và họ có thể cảm thấy sự căng thẳng trong cơ thể tan biến.

Những lưu ý khi áp dụng các mẹo trị nghiến răng dân gian

Để cải thiện tình trạng nghiến răng và để các mẹo dân gian trên được phát huy công dụng tối đa bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Thăm khám răng miệng thường xuyên 6 tháng/ lần để nắm rõ sự mài mòn của răng miệng cũng như nhận biết chứng nghiến răng.
  • Hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.
  • Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc Đông hoặc Tây y để điều trị nghiến răng. Mà cần có sự thăm khám và hướng dẫn của thầy thuốc và bác sĩ.
  • Nếu như đã áp dụng các cách chữa dân gian như vừa kể trên mà vẫn không mang lại hiệu quả thì bạn nên tìm đến các phương pháp hiện đại hơn.

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian. Nó chỉ mang tính chất làm giảm các triệu chứng của nghiến răng. Nếu tình trạng này kéo dài, hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu mòn răng và mòn nướu, tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia.